Chuột Con Ăn Gì? Cách Chăm Sóc Chuột Con Khoa Học Nhất

Chuột con ăn gì?

Nếu bạn đang nuôi chuột làm thú cưng và muốn chúng sinh sản để nối giống. Thì chắc chắn cần nắm được thông tin chuột con ăn gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chăm sóc chuột con khoa học nhất nhé.

Chuột con ăn gì?

Chuột con ăn gì?

Với những loài thú cưng như chuột, giai đoạn sinh nở là vô cùng nhạy cảm với chuột con và chuột mẹ. Khi chuột con được sinh ra, chúng sống chủ yếu bắng sữa mẹ. Bởi vì cơ thể chuột con mới sinh chưa có lông, rất dễ tổn thương. Bạn tuyệt đối không được cố ý sờ vào chuột con. Bởi điều này sẽ gây nguy hiểm, chuột mẹ bỏ không cho con bú, nghiêm trọng hơn là tấn công con của mình.

Sau khoảng hai tuần kể từ lúc sinh, chuột con sẽ dần dần tập các loại thức ăn khác. Khi đó, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ với chúng đã không còn quá quan trọng. Thời điểm này chuột con thích khám phá mọi thứ, chúng có thể không quan với một số loại thức ăn mới. Nhưng sau đó tập ăn dần cũng thành món khoái khẩu.

Trong thời điểm chuột con vẫn chưa tự chủ được nguồn thức ăn. Điều cần thiết nhất là bạn cần chăm sóc chuột mẹ thật tốt, để chúng có đủ sữa cho các con. Không thể thiếu các loại thức ăn chính như là hạt, ngũ cốc. Cũng đừng quên bổ sung nguồn dinh dưỡng cho chuột bằng phô mai, trứng luộc,…

Sự phát triển của chuột con

Sự phát triển của chuột con

Trong khoảng một tuần đâu sau sinh, lông của chuột con sẽ dần mọc ra và sau đó bạn sẽ biết được màu sắc của nó. 10 ngày đổ lại, chuột con sẽ bắt đầu mở mắt và biết đi. Thời gian được 15 ngày, chuột con đã biết tự uống nước, ăn các loại thức ăn khác và chơi đùa trong lồng. Khi chuột con được một tháng, bạn có thể tách chúng ra khỏi chuột mẹ. Khi đó hãy cố gắng cung cấp đủ thức ăn cho chuột con, vì nếu chúng còn tiếp tục bú chuột mẹ, sẽ khiến chuột mẹ kiệt sức.

Chuồng cho chuột con

Bạn phải đảm bảo lồng chuột có đủ diện tích ít nhất 0,3 m2 cho mỗi con. Với khoảng diện tích này, phù hợp với cả những con chuột đã trưởng thành. Nói chung, bạn phải lựa chọn chuồng nuôi đáp ứng đủ diện tích cho chuột ăn, uống, ngủ nghỉ và chơi.

Nhớ rằng chuồng chuột không được để lỗ hở quá lớn, vì chuột con kích thước nhỏ, chúng dễ dàng tẩu thoát ra ngoài. Nếu chuồng bằng nhựa sẽ rất dễ bị hư hỏng. Bạn có thể lựa chọn chuồng có chất liệu như inox, kim loại, hoặc chuồng kính,… Làm thêm các chỗ trú ẩn cho chuột, để chúng có thể chơi đùa, ẩn nấp khi cần thiết. Đảm bảo chuồng chuột luôn được vệ sinh sạch sẽ, để tránh các mầm bệnh. Vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của chuột con.

Bạn cần thay thức ăn mỗi ngày, loại bỏ thức ăn thừa và vệ sinh các khay thức ăn, khay nước. Sử dụng mùn cưa, giấy cũ để làm lót nền cho lồng chuột. Bên cạnh đó, khoảng 3-4 tuần, cần phải khử trùng cho lồng chuột. Nhiệt độ nơi sống của chuột con là 24°C đến 32°C là thích hợp nhất. Ở nhiệt độ này, sẽ đủ để giữ ấm cho chúng, thoải mái chơi đùa, sinh hoạt.

>>> Tham khảo thêm: Chuột Thích Ăn Gì Nhất? Hướng Dẫn Lấy Thức Ăn Làm Mồi Nhử Chuột

Một số lưu ý khác khi chăm sóc chuột con

Để có thể chăm sóc được những bé chuột con khỏe mạnh nhất, bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây.

Một số lưu ý khác khi chăm sóc chuột con

Quan sát chuột mẹ

Trong giai đoạn chuột mẹ đang chăm sóc chuột con, bạn cần phải quan sát biểu hiện của chuột mẹ xem chúng có hung dữ hay vụng về không. Nếu trong trường hợp chuột mẹ ngừng cho con bú, bạn cần chuyển nó sang một lồng khác. Và cả khi chuột mẹ hung hăng, bạn cũng nên tách nó ra khỏi con. Bởi điều này sẽ làm nguy hại đến chuột con, có thể chuột mẹ sẽ tấn công con.

Gửi chuột con cho chuột mẹ khác

Nếu trong trường hợp chuột mẹ không còn thích hợp để nuôi con nữa. Bạn có thể gửi chuột con cho chuột mẹ khác để nhờ nuôi. Điều này sẽ giúp chuột con được đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất. Nhưng cách này không phải lúc nào cũng khả thi, nhất là khi chuột con đã được quán 1.5 tuần tuổi.

Theo dõi các bệnh ở chuột con

Dù là được chuột mẹ chăm sóc hay không, chuột con vẫn có thể xuất hiện một số bệnh như mất nước hoặc tiêu chảy. Tình trạng mất nước nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến chuột con tử vong. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải theo dõi bụng chuột có bị căng không. Nó thường sẽ ngủ li bì, có dịch tiết vàng ở vùng hậu môn. Khi đó, bạn cần thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức để bù điện giải. Trong trường hợp bệnh tình đã nặng, hãy đưa ngay chuột con đến bác sĩ thú y để được thăm khám.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết chuột con ăn gì chưa nhỉ. Hy vọng với các kiến thức chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bạn chăm sóc chuột con được tốt nhất.

logo_chamhamster
Thanh Ba

Xin chào các bạn mình là Thanh Ba đang là tác giả tại chamhamster.net kênh chia sẻ kinh nghiệm về chuột hamster, chuột lang, chuột bạch dành cho những người có đam mê, cập nhật thông tin đầy đủ chi tiết và nhanh nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*