Chuột Hamster giao phối đồng huyết là vấn đề bạn nhất định phải biết khi chăm sóc loại thú cưng này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết khái niệm, tác hại cũng như các kiến thức liên quan đến việc giao phối đồng huyết của chuột Hamster, cùng tham khảo phía dưới nhé!
Mục Lục
Hamster giao phối đồng huyết nghĩa là gì?
Hamster giao phối đồng huyết, cận huyết nghĩa là các cá thể chuột Hamster có quan hệ gần gũi về mặt di truyền, thực hiện giao phối sinh để ra một cá thể con khác. Nói một cách dễ hiểu là một lứa chuột Hamster sinh ra cùng nhau, nhưng lại tiếp tục giao phối để có lựa chuột khác.
Trường hợp Hamster giao phối đồng huyết rất thường xuyên xảy ra. Vì nếu chúng được nhốt chung một chuồng, đến thời kỳ sinh sản thì thực hiện giao phối là điều dĩ nhiên. Hơn nữa, khả năng thụ thai của loài chuột Hamster rất cao. Để tránh gặp trường hợp này, khi nuôi Hamster bạn cũng cần có phương pháp phù hợp.
Chuột Hamster giao phối đồng huyết có hại hay có lợi
Cũng giống như tất cả các loài động vật khác, khi thực hiện giao phối đồng huyết sẽ hậu quả tăng tỷ lệ thể đồng hợp tử. Lúc đó, các gen lặn gây hại sẽ có điều kiện để nổi lên.
Những tác hại khi cho Hamster giao phối đồng huyết
Khi cho Hamster thực hiện giao phối đồng huyết không phải là 100% xấu, nhưng vẫn sẽ luôn tồn tại nhiều rủi ro mà bạn nên lưu ý:
- Những chú chuột Hamster giao phối đồng huyết, khi sinh con ra sẽ có các tình trạng như mù, dị tật một số bộ phận trên cơ thể,…
- Sức khỏe của đời chuột Hamster sau sẽ yếu hơn, khả năng phát triển không đạt được 100%
- Bên cạnh đó, các Hamster được sinh ra từ giao phối đồng huyết cũng bị giảm khả năng sinh sản
- Trong quá trình nuôi dưỡng sẽ thường xuyên bị bệnh, tốn nhiều chi phí để chữa trị và chăm sóc
Lợi ích của việc cho Hamster giao phối đồng huyết
Hamster giao phối đồng huyết như con dao hai lưỡi. Bên cạnh những tác hại có thể xảy ra, thì nó cũng mang lại hiệu quả cao nếu gặp được hai nguồn gen tốt.
- Việc cho Hamster thực hiện giao phối đồng huyết sẽ giúp bạn chủ động tìm ra được nguồn gen cho đời chuột sau, loại bỏ đi gen xấu và giữ lại những con có gen tốt.
- Với lợi ích thường được sử dụng để hỗ trợ trong các nghiên cứu
- Nếu bạn cho Hamster giao phối đồng huyết đúng phương pháp, sẽ cho ra đời con sau vô cùng đẹp và khỏe mạnh
- Giúp tiết kiệm chi phí và không tốn nhiều thời gian đi tìm “bạn đời” khác cho chuột của mình.
Xem thêm: Tổng Hợp Những Cách Phân Biệt Hamster Đực Và Cái Đơn Giản Nhất
Phương pháp để Hamster giao phối đồng huyết đạt hiệu quả tốt
Cũng như chúng tôi đã nói ở trên, việc cho chuột Hamster giao phối với những bạn đời đồng huyết thống sẽ có cả lợi và hại. Để tránh được những rủi ro, cũng như mang đến hiệu quả tốt nhất thì bạn cần có phương pháp phù hợp. Từ việc chọn giống, chăm sóc thời kỳ chuột mang thai cho đến khi chúng sinh con ra.
Cách tìm cặp bố mẹ Hamster phù hợp
Việc lựa chọn nòi giống là vô cùng quan trọng khi bắt đầu từ kỳ mang thai và chất lượng đàn con sau này. Cho nên, phải lựa chọn bố mẹ Hamster khỏe mạnh, phẩm chất tốt và không bị bệnh để thụ thai.
Đặc biệt lưu ý, hãy chọn chuột Hamster đực và cái đang trong giai đoạn trưởng thành, để không bị yếu ớt và có sức sinh sản tốt nhất. Khi đảm bảo được những điều này, thì dù là Hamster đồng huyết cũng sẽ mang đến những chú chuột con “xịn sò” nhất.
Độ tuổi tiêu chuẩn và thời gian mang thai của chuột Hamster
Nên lưu ý, khi chuột Hamster được hai tháng tuổi, chúng đã có khả năng sinh sản một cách hoàn chỉnh. Nếu nhỏ dưới độ tuổi, thì tuyệt đối không được cho chúng giao phối và mang thai. Vì nó sẽ làm chuột con sinh ra yếu ớt, tỷ lệ sống sót thấp.
Thời kỳ mang thai của chuột Hamster khá ngắn, thường chỉ trong vòng từ 15 ngày cho đến 1 tháng. Mỗi lần sinh của Hamster là khoảng 3-30 con, nếu lượng con sinh ra càng nhiều thì khả năng chăm sóc của chuột mẹ càng giảm. Nên chắc chắn cần phải nhờ đến sự trợ giúp rất nhiều của chủ nhân.
Thời gian tốt nhất để Hamster sinh sản tốt là từ tháng 4 đến tháng 10. Tuy nhiên, mỗi giống Hamster sẽ có những đặc tính khác nhau, bạn có thể tìm hiểu và theo dõi để giúp làm tăng khả năng thụ thai cho chúng.
Khám phá thêm: https://chamhamster.net/chuot-hamster-khong-nen-an-gi/
Chế độ dinh dưỡng cho Hamster khi mang thai
Trong khí thú cưng Hamster của bạn mang thai, hãy luôn để ý vệ sinh chuồng. Đảm bảo không gian thoáng mát và đủ nhiệt khi cần. Điều quan trọng nhất là đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho những “bà bầu” Hamster.
Nên bổ sung các chất cần thiết tốt cho sức khỏe của mẹ và con chuột Hamster như sắt, kẽm, vitamin, canxi,… Bằng cách cho chúng ăn rau củ, cà rốt, trứng,… Và tăng thêm khẩu vị bằng nhiều dưỡng chất khác.
Nên kiểm tra sức khỏe thai nhi trong bụng Hamster mẹ
Dù là thú cưng, nhưng chuột Hamster cũng cần phải được thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai nhi. Nắm bắt được tình hình và có phương án chăm sóc kịp thời. Bạn có thể mang Hamster của mình đến các phòng khám, bệnh viện thú y gần nhà nhé!
Quan sát các biểu hiện cận sinh của chuột Hamster
Khi đến cận kề ngày sinh, bụng của chuột mẹ sẽ to hơn rất nhiều và đi lại khó khăn. Chúng thường sẽ tìm kiếm xung quanh để tạo ổ đẻ cho mình. Biểu hiện tiếp theo là chúng rất hay cáu gắt, ăn ngủ nhiều hơn và vú màu thẫm hơn.
Sau khi chuột Hamster sinh sản thành công
Thời gian sau sinh, chuột Hamster khá nhạy cảm. Do đó, bạn nên hạn chế động vào chuồng hoặc Hamster nhỏ, để chúng có cảm giác an toàn nhất. Bên cạnh đó, cũng đừng quên cung cấp đầy đủ thứ ăn, các chất dinh dưỡng để chuột mẹ có đủ sữa cho con bú nhé. Và cũng tránh được tình trạng chuột mẹ đói quá ăn con.
Khi chuột con mọc răng và cứng cáp. Cần tách chúng ra riêng với chuột mẹ. Để không làm tổn thương tuyến vú cũng như giảm sức khỏe của Hamster mẹ.
Hy vọng qua bài viết trên của chamhamster.net, bạn đã hiểu hơn về các kiến thức Hamster giao phối đồng huyết. Điều này có lợi hay có hại phụ thuộc vào phương pháp phối giống và chăm sóc thú cưng của bạn. Nếu còn thắc mắc nào về chuột Hamster, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé.
Để lại một phản hồi