Một trong những sở thích của chuột là gặm nhấm mọi thứ xung quanh. Vậy tại sao chuột có thói quen gặm nhấm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm thú vị khiến cho chuột thích gặm nhấm, phá phách.
Mục Lục
Chuột gặm nhấm nhằm mục đích gì?
Nhiều người thắc mắc rằng tại sao chuột có thói quen gặm nhấm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chuột luôn muốn gặm mọi tất cả những thức xung quanh nó. Nguyên nhân đầu tiên chính là do răng cửa ngang ngạnh của chúng luôn phát triển không ngừng. Do đó, chuột gặm nhấm để mài răng, làm hạn chế sự mọc dài không kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của chuột.
Tất nhiên chuột gặm nhấm là để ăn, cung cấp năng lượng cho cơ thể của chúng. Bên cạnh đó, chuột thích gặm nhấm cũng giúp giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi. Việc cắn phá này với chúng như một thức vui, ăn được thì tốt, mà không thì để thỏa mãn sự tìm tòi.
Giải thích tại sao chuột có thói quen gặm nhấm?
Thực chất thì chuột không thích ăn các vật cứng, như chúng ta nhìn thấy chuột gặm tủ, đồ nhựa sẽ có rất nhiều vụn vương vãi. Vậy nên hoạt động gặm nhấm của chuột chủ yếu liên quan đến chiếc răng cửa của chúng. Thường thì răng của các loài động vật mọc đến thời kỳ nhất định sẽ dừng lại, nhưng chuột không như vật. Hàm trên và hàm dưới của chuột có đôi răng cửa mọc dài liên tục. Một tuần có thể dài ra thêm mấy milimét.
Nếu răng mọc dài liên tục như vậy, không tìm cách mài mòn sẽ đẩy môi chúng há ra, không khép lại được. Khi đó dĩ nhiên chuột không ăn uống được, còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy nên để tình huống này không xảy ra thì chuột phải mài răng vào các vật cứng để nó cùn đi.
>>> Tham khảo thêm: Bẫy Chuột Bằng Mồi Gì? Những Mồi Bẫy Chuột Hiệu Quả Nhất
Những tác hại mà chuột gây ra cho con người và cuộc sống
Bởi vì thói quen gặm nhấm, nên chuột gây ra rất nhiều tác hại đến con người và cuộc sống xung quanh.
Lương thực, thực phẩm
Như chúng ta biết, nguồn thức ăn chính của chuột là ngũ cốc, tinh bột, rau củ quả nhiều chất xơ,… Hầu hết các món đó có trong những bữa ăn gia đình. Chính vì thế chuột rất thích rình mò căn bếp của bạn về đêm. Với những con chuột sống ở ngoài tự nhiên, chúng sẽ tìm kiến thức ăn tại ruộng đồng, gây nên việc phá hoại mùa màng.
Mỗi năm chuột mẹ để từ 7 cho đến 10 lứa, mỗi lứa là 5 đến 7 con. Với khả năng sinh sản nhiều và nhanh như vậy nên chuột cần nguồn thức ăn rất lớn. Tính nghiên cứu, một con chuột trường thành, trung bình mỗi năm tiêu thụ hết 15- 20kg thóc. Đó là chưa kể đến các thực phẩm khác như là lạc, đậu, vừng,… Chuột cũng là hung thủ ăn cắp các hạt giống cây trồng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, mùa màng của người dân.
Sức khỏe con người
Không chỉ phá hoại mùa màng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Mà chuột còn là nguyên nhân lây truyền bệnh, vì chúng là động vật ăn tạo nên trong cơ thể có nhiều vi khuẩn, virus ký sinh. Dưới đây là một số loại bệnh chuột lây nhiễm đến con người và các động vật khác.
Sốt
Trên có thể chuột có hai loại ký sinh cơ bản gây nên tình trạng sốt là Streptobacillus moniliformis và Spirillum minus. Thường những vi khuẩn này sống ở trong nước tiểu, trong phân, chất bài tiết, nước mũi của chuột. Triệu chứng của bệnh này chính là sốt, buồn nôn, cơ thể đau nhức và có cả nổi phát ban. Nặng hơn có thể bị lở loét, sưng hạch. Do đó, nếu chẳng may bạn bị chuột cắn, cũng cần đến thăm khám ở trung tâm y tế, để được kê đơn thuốc phù hợp nhé.
Dịch hạch
Dịch hạch là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến mà chuột mang đến. Căn bệnh này tưởng chừng đơn giản, nhưng nó đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Biểu hiện của bệnh dịch hạch này là khó thở, tức ngực. Ho có máu, tiêu chảy, hôn mê và xuất huyết,… Tác hại của căn bệnh này làm ảnh hưởng trực tiếp đến phổi hoặc là gây ra nhiễm trùng máu. Phương pháp điều trị chính là uống thuốc kháng sinh, cho nên có bạn cần đến cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi và kê đơn thuốc.
Sán dây
Sán dây là loài ký sinh trên cơ thể chuột, nhiều nhất là ở chuột cống. Khi con người bị nhiễm sán dây, chúng sẽ bám vào thành ruột của bạn, ăn hết các chất dinh dưỡng trong đó. Con đường lây nhiễm sán dây là thông qua đường tiêu hóa. Khi ăn phải thức ăn có nhiễm phân, nước đái của chuột nhiễm bệnh. Vậy nên để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần ăn chính uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Môi trường xung quanh
Với thói quen gặm nhấm, chuột còn làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống xung quanh. Chúng phá hoại các công trình, cắn đứt đường dây điện lực, cáp mạng,… Đào bới gây tắc cống, mùi hôi của chuột làm mất mỹ án đô thị. Bên cạnh đó khi chuột chết, xác của nó cũng rất hôi và chứa nhiều bệnh tật, ô nhiễm môi trường.
Qua những thông tin chúng tôi cung cấp, chắc chắn bạn đã có câu trả lời tại sao chuột có thói quen gặm nhấm rồi đúng không nào. Với những chia sẻ này, mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về tập tính của chuột, cũng như tìm được cách tiêu diệt chúng hiệu quả nhất.
Để lại một phản hồi