Nên Làm Gì Khi Bị Chuột Cắn? Cách Phòng Mắc Bệnh Khi Bị Chuột Cắn

làm gì khi bị chuột cắn
làm gì khi bị chuột cắn

Bạn đang lo lắng vì bị chuột cắn nhưng không biết xử lý như thế nào. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc làm gì khi bị chuột cắn, cũng như những nguy cơ có thể xảy ra khi bị chuột cắn. 

Mục Lục

Phải làm gì khi bị chuột cắn?

Phải làm gì khi bị chuột cắn?

Phải làm gì khi bị chuột cắn? Đây là thắc mắc của nhiều người đưa ra, vì họ sợ nhiều nguy cơ có thể xảy ra khi bị chuột cắn. Ngay khi phát hiện đúng là bạn bị chuột căn, hãy thực hiện các bước xử lý sau:

  • Đầu tiên là cần nhanh chóng rửa sạch vị trí mà bị chuột cắn bằng xà phòng và nước ấm. Bạn chú ý rằng cần làm sạch sâu vào bên trong vết thương. Cần rửa sạch xà phòng để tránh trường hợp mà bị kích ứng bởi xà phòng.
  • Sau đó cần lau khô vết thương và băng lại bằng gạc sạch để kiểm soát được tình trạng máu vẫn chảy. Vì các vết thương chuột cắn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, nên bạn hãy bôi thêm thuốc mỡ chứa kháng sinh.
  • Chú ý thường xuyên theo dõi tình trạng của vết thương, xem nó có bị sưng đỏ, nóng, tấy hoặc là chảy mủ không,…
  • Nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, đảm bảo nhất thì tiêm phòng uốn vám hoặc phải khâu nếu mà vết thương quá sâu.
  • Nếu có thể bạn hãy bắt lại con chuột đã cắn, để theo dõi xem nó có nhiễm bệnh hay không.

>>> Tham khảo thêm: Giải Thích Tại Sao Chuột Có Thói Quen Gặm Nhấm?

Những nguy hiểm nếu chị chuột cắn

Những nguy hiểm nếu chị chuột cắn

Dưới đây là những nguy cơ có thể gặp phải khi bị chuột cắn.

Bệnh Sodoku

Bênh này có nguyên nhân là do nhiễm xoắn khuẩn tên là Spirillum minus từ vết chuột cắn. Nó thường phát hiện sau 5-30 ngày khi bị chuột cắn. Nếu không tìm cách điều trị, bệnh Sodoku sẽ kéo dàu từ 1-2 tháng, nguy cơ tỷ vong khoảng 6-10%.

Một số biểu hiện của bệnh Sodoku như sau:

  • Sốt cao tầm 39 độ C – 40 độ C, cơ thể sẽ thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, sốt thành từng cơn. Khoảng 1-3 tháng, cơn sốt sẽ tiếp diễn 1 đến 2 lần.
  • Biểu hiện bên ngoài như là ban xuất huyết, có nhiều ở khu vưc da mặt, đầy và nửa thân trên.
  • Thường thì những chỗ cắn ngoài da sẽ tự khỏi, nhưng đa phần các trường hợp xuất hiện ban xuất huyết hoại tử lại chỗ và cũng có phản ứng của hạch khu vực.

Bệnh dịch tễ

Bệnh này có ở rất nhiều nơi trên thế giới, nhiều nhất là ở Mỹ và châu Âu. Bệnh này có thể lây từ người sang người, nguyên nhân là do vết cắn hoặc là cào của chuột. Một nguyên nhân nữa là tay không được bảo vệ cẩn thận khi tiếp xúc với các con chuột trong phòng thí nghiệm. Thời gian ủ bệnh dịch tễ khoảng từ 3-10 ngày, bệnh này xuất hiện rất đột ngột.

  • Biểu hiện đầu tiên của bệnh dịch tễ là sốt cao trên 40 độ, đau đầu và gai rét.
  • Hơn nữa, cơ thể luôn cảm thấy đau cơ, đau khớp và viêm khớp dạng thấp. Thường tập trung ở các khớp lớn, cũng có phát ban xuất hiện ở các vùng bàn tay, bàn chân.
  • Nếu hiện tượng nhiễm trùng xuất hiện dai dẳng sẽ kèm theo buồn nôn.
  • Sau khoảng 3-5 ngày, biểu hiện sốt sẽ giảm dần dù là không cần điều trị kháng sinh. Sau đó khoảng 10-14 ngày, biểu hiện của khớp cũng dần biến mất.
  • Nếu bệnh nặng có thể gây ra các triệu chứng như là viêm nội tâm mạc, viêm màng não, viêm màng ngoài tin, thiếu máu hoặc là viêm phổi.

Bệnh sốt Haverhill

Bênh này là do Streptobacillus moniliformis lây qua đường tiêu hóa, nó khá phổ biến. Những người mắc bệnh sốt Haverhill thường có triệu chứng về tiêu hóa như là rất buồn nôn. Ở trên da sẽ xuất hiện các sốt ban, nhiều ở tay chân. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời sẽ xảy ra một số biến chứng như là viêm phổi, hội chứng thiếu máu, viêm màng ngoài tim,…

  • Thời gian ủ bệnh của sốt Haverhill thường là từ 3-10 ngày.
  • Bệnh nhân mắc thường xuất hiện đột ngột biểu hiện như nhiễm trùng, đau đầu và sốt cao trên 40 độ C.
  • Ở bên ngoài làn da ở tay chân xuất hiện xuất huyết.
  • Dù là không tiêm kháng sinh thì biểu hiện sốt cũng sẽ giảm dần từ 3-5 ngày. Sau đó 10-10 ngày sau thì biểu hiện thấp khớp cũng dần biến mất.
  • Một số biến chứng có thể xuất hiện như là viêm màng ngoài tin, nhồi máu cơ tim, viêm màng não, hội chứng thiếu máu,…

Virus Hanta

Loài Virus Hanta có thể làm lây bệnh cho con người. Nguyên nhân chủ yếu là do hít phải những vật thể ở trong không khí được tạo ra từ chất thải của những con chuột có nhiễm virus. Thường thì thời gian ủ bệnh này sẽ khoảng 2-3 tuần. Biểu hiện của Virus Hanta thường có hai dạng là hội chứng phổi (HPS). Và hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS).

Hội chứng phổi (HPS

  • Trong giai đoạn mới bắt đầu của bệnh, thường có triệu chứng giống càm cúm thông thường. Gồm có ho sốt, đau mỏi cơ bắp, nhức đầu, chán ăn và suy nhược cơ thể.
  • Triệu chứng kéo dài khoảng 4-10 ngày sau thì sẽ phát bệnh. Sau đó có những biểu hiện nặng hơn như là thở gấp, sốt cao khó thở,… Lâu dần sẽ dấn đến chứng suy hô hấp.

Hội chứng thận kèm theo biểu hiện sốt xuất huyết (HFRS)

  • Nó gây ra tình trạng là hạ huyết áp và làm rối loạn các chứng năng điều hòa nội môi, sau đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lý của cơ thể.
  • Bệnh nhân sẽ thường có biểu hiện như là sốt, bị đau cơ kéo dàu từ 3-5 ngày.
  • Giảm tiểu cầu, hạ huyết áp và thêm vô niệu.
  • Tỷ lệ tử vong của bệnh này từ 5 – 10% tùy từng giai đoạn bệnh tiến triển.

Hướng dẫn cách phòng tránh mắc các bệnh do bị chuột cắn

Hướng dẫn cách phòng tránh mắc các bệnh do bị chuột cắn

Để có thể phần nào hạn chế được các bệnh lý do bị chuột cắn, bạn chú ý một số điều sau:

  • Cần giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, không được chất nhiều đồ đạc không dùng đến lung tung. Đóng kín các cửa tủ để chuột không thể có nguy cơ xâm nhập vào.
  • Nên sử dụng gang tay khi vệ sinh nhà cửa, để tránh tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu và phân chuột.
  • Thức ăn thừa cần phải được bảo quản đúng cách, để hạn chế thu hút chuột vào trong nhà.
  • Dùng nước tẩy rửa theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn chai để giúp lau sạch về mặt ô nhiễm. Nếu phát hiện nước tiểu và phân chuột thì cần vệ sinh đúng cách, lau lại bằng nước sạch và lau khô sau đó.
  • Tuyệt đối không nên quét khô ở các về mặt nhiễm phân và nước tiểu của chuột. Bởi vì việc này sẽ dễ khiến bạn hút phải bui hoặc những giọt nước nhỏ chứa mầm bệnh của chuột.

Qua những chia sẻ trên của chúng tôi, chắc chắn bạn đã biết làm gì khi bị chuột cắn rồi đúng không nào. Hy vọng bạn sẽ áp dụng các kiến thức này, để không gặp phải các bệnh nguy hiểm khi bị chuột cắn.

1/5 - (1 bình chọn)
logo_chamhamster
Thanh Ba

Xin chào các bạn mình là Thanh Ba đang là tác giả tại chamhamster.net kênh chia sẻ kinh nghiệm về chuột hamster, chuột lang, chuột bạch dành cho những người có đam mê, cập nhật thông tin đầy đủ chi tiết và nhanh nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*