Bạn biết tên bao nhiêu loại chuột nhỉ? Hiện nay có mấy loại chuột phổ biến ở Việt Nam? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi điểm danh các loại chuột và tìm hiểu đặc điểm của chúng nhé.
Mục Lục
Phân loại chuột theo vùng sinh sống
Chuột là loài động vật có vú, độ phát triển của nó rất phổ biến. Nó xuất hiện ở mọi châu lục trên thế giới, với các điều kiện thời tiết khác nhau thì sẽ tồn tại các loại chuột khác nhau. Dưới đây là cách phân loại chuột theo khu vực sinh sống.
Loài chuột nhắt
Chuột nhắt thường sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới như Châu Á, loại chuột này có số lượng đông đảo nhất trong họ nhà chuột. Chúng sống hội sinh cùng với môi trường sống của con người.
- Kích thước: Đúng như tên gọi của nó, chuột nhắt sở hữu ngoại hình vô cùng nhỏ nhắn, nhưng di chuyển rất linh hoạt. Mỗi con chuột nhắt trưởng thành sẽ có chiều dài trung bình khoảng 15cm cho đến 19 cm. Khi gặp nguy hiểm, chuột chắt có thể tẩu thoát một cách nhanh chóng.
- Đặc điểm ngoại hình: Chuột nhắt có phần đầu nhọn, tai rộng, đuôi dài bằng phần thân và đầu. Hơn nữa, chân của chuột nhắt cũng nhỏ nhưng sắc nhọn. Thân có lông màu xám, phần ở bụng thì lông màu trắng bạc. Chuột nhắt cái và đực gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ khác bộ phận sinh dục.
- Môi trường sống và thức ăn: Chuột nhắt rất thích sống ở những môi trường tối tăm, ít ánh sáng. Thức ăn chủ yếu của loại chuột này là ngô, khoai, thóc, đồ ăn của con người,… Nên bạn có thể bắt gặp chuột nhắt làm tổ ở các góc bếp, trần nhà,…
Loài Chuột leo trèo
Thường thì các loài chuột leo trèo phân bổ ở khu vực Châu phi, với sức sống vô cùng mạnh mẽ. Chân trước của chúng sẽ có 3 ngón to và thêm 2 ngón nhỏ. Chân sau thì có 5 ngón phát triển đều, với móng vuốt sắc nên giúp chúng dễ dàng leo trèo, đu bám,…
- Đặc điểm bên ngoài: Lông của loại chuột leo trèo này có màu xám nâu, có sọc đen dọc lưng. Đuôi của chúng ngắn, sẽ giúp thăng bằng trong quá trình di chuyển.
- Thức ăn và môi trường sống: Thức ăn chủ yếu của loài chuột này là côn trùng sống trên cây. Một món ăn yêu thích của chúng là trứng chim, cung cấp nhiều lượng protein. Thường thì loài chuột này sống tại các thân cây lớn và làm tổ bằng các nhành cây khô.
Chuột ngũ cốc
Loài chuột ngũ cốc này sống chủ yếu ở vùng khí hậu châu Âu, xuất hiện ở nhiều cánh đồng với thức ăn chính là ngô, lúa mì, khoai tây và các loại hạt.
- Đặc điểm bên ngoài: Trọng lượng của chuột ngũ cốc khoảng 5- 7 gram, chiều dài cơ thể 14- 15cm. Lông của loài chuột này có màu nâu đỏ, màu trắng ở phần bụng và đuôi thì không có lông.
- Nguồn thức ăn: Tổ của chuột ngũ cốc ở xa mặt đất, thường lấy cỏ để xây ở trên các thân cây mềm. Đuôi của chúng cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc leo trèo.
Chuột cỏ
Chuột cỏ là loài động vật sống rất nhiều ở những bãi cỏ rộng lớn, xanh tươi vùng châu Mỹ. Đây cũng là loài chuột duy nhất ngủ tránh rét vào mùa đông, hơn nữa điểm đặc biệt của chúng là có 18 chiếc răng. Chuột cỏ thường sống độc lập, tổ của chúng được đào dưới lòng đất và làm bằng cỏ. Đặc biệt, chúng có thể bật nhảy dài 3- 15cm, di chuyển bằng hai chân sau linh hoạt.
>>> Tham khảo thêm: Chuột Cống Thích Ăn Gì Nhất? Tập Tính Sinh Sống Của Chuột Cống
Những loài chuột phổ biến ở Việt Nam
Một số loài chuột thường gặp ở Việt Nam như là chuột cống, chuột nhà, chuột đồng,… Chúng ta có thể phân biệt các loại chuột này thông qua đặc điểm trên cơ thể và môi trường sống của chúng.
Chuột nhà
Chuột nhà sinh sống chủ yếu ở các nhà bằng mái cọ, mái gỗ ở Việt Nam. Ổ của chúng sẽ được làm trên mặt đất, những nơi ít ánh sáng để con người và kẻ thù không thể phát hiện. Kích thước của chuột nhà khá nhỏ, đầu và chân cũng nhỏ. Nhưng chúng lại sở hữu khả năng di chuyển linh hoạt, lục lọi mọi đồ đạc trong nhà. Thức ăn chính của loài chuột này chính là hạt ngô, bí, táo, ổi, khoai, sắn,…
Tham khảo thêm: https://chamhamster.net/chuot-hamster-co-benh-gi/
Chuột đồng
Loài động vật gặm nhấm này chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tại các vùng đồng quê. Chúng rất thích chạy nhảy, tìm kiếm thức ăn và đào hang ở đồng. Ổ của chúng thường được lót bằng thân cây mềm và rơm. Một con chuột đồng thường có vòng đời khoảng 20 tháng. Thân hình của chúng cũng khá nhỏ, dài chỉ 8- 10cm, đuôi dài 7- 9cm. Còn chuột đồng trưởng thành sẽ nặng tầm 20- 25gram, thường thì con đực sẽ to hơn con cái 5gram. Thức ăn chính của chuột đồng chính là đậu, ngô, khoai, sắn,… Bên cạnh đó, chúng còn ăn các loài thịt ốc sên, côn trùng và giun để bổ sung protein cần thiết.
Chuột cống
Khác với chuột nhà và chuột đồng, chuột cống có kích thước cơ thể lớn hơn. Một con chuột cống trưởng thành thường có cân nặng trung bình khoảng từ 0,5- 0,6 kg/con. Chúng thường sống dưới mặt đất bằng cách đào hang, xây tổ ở những nơi ẩm ướt. Chuột cống là động vật ăn tạp, chúng rất thích mày mò đồ ăn thừa của con người. Mỗi đợt sinh sản của chuột cống khá nhiều, từ 10- 12 con.
Thông qua bài viết trên của https://chamhamster.net/, bạn đã biết có mấy loại chuột chưa nhỉ. Trên đây chỉ là một số loài chuột phổ biến ở Việt Nam, ngoài ra còn vô vàn các loài chuột khác. Mỗi loài chuột sẽ có các đặc điểm, môi trường sống khác nhau.
Để lại một phản hồi