Nếu bạn thắc mắc không biết chuột hamster nhà mình có đang mang bầu không? Thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách nhận biết hamster giao phối thành công trong bài viết dưới đây. Để bạn nhận biết tình trạng của chuột và có cách chăm sóc chúng hợp lý nhất nhé.
Mục Lục
Cách nhận biết hamster giao phối thành công đơn giản nhất
Có rất nhiều cách nhận biết hamster giao phối thành công. Đặc biệt ở thời kỳ đầu sau khi giao phối, chuột hamster thường có những biểu hiện rất rõ ràng. Hoặc là khoảng thời gian 1 tuần trước khi sinh, chuột hamster thay đổi từ thói quen, vóc dáng, cho đến tính cách. Điều quan trọng là bạn phải biết được thời điểm chuột hamster giao phối và quan sát xem chúng đã thực sự giao phối thành công hay chưa.
Thói quen của chuột thay đổi
Một trong những cách nhận biết hamster giao phối thành công hay chưa là dựa vào thói quen của chúng. Khi đó cách hành vi của chuột hamster sẽ có dấu hiệu lạ. Bởi vì đây là thời điểm nhạy cảm, nên phần lớn các bé chuột cái sẽ cảm thấy sợ sệt, nhát người hơn bình thường. Chúng thường xuyên giật mình dù là tiếng động nhỏ, hoặc thấy người quen. Ngoài ra, một số chuột hamster cái còn thường xuyên đi loanh quanh trong chuồng, tha mùn cưa về làm tổ.
Nhận biết qua tính cách của chuột hamster
Khi chuột giao phối thành công và bắt đầu thời kỳ mang thai, chúng vô cùng nhạy cảm. Chuột hamster cái cảnh giác với mọi thứ xung quanh. Bên cạnh việc sợ người khác thì hamster cũng hung dữ hơn bình thường. Chuột hamster sẽ tìm cách xua đuổi những con vật xung quanh, đặc biệt là hamster đực. Nếu bạn thấy chuột hamster cái có dấu hiệu này thì xin chúc mừng vì chúng đã giao phối thành công rồi đó.
Chúng thường tích trữ thức ăn
Một cách nhận biết hamster giao phối thành công nữa đó là chúng sẽ làm tổ và tích trữ đồ ăn. Sau khi đã cố gắng tha mùn cưa về làm tổ. Chuột hamster cái cũng tìm kiếm thức ăn để dự trữ, chuẩn bị cho thời kỳ sinh nở của mình. Bởi vì trước khi sinh 2 ngày, chuột hamster sẽ chỉ nằm ở trong tổ để bảo vệ con và dưỡng sức.
Cách uống nước của hamster
Thường thi khi giao phối thành công, chuột hamster đậu thai thì chúng uống rất nhiều nước. Nếu càng uống nhiều nước hơn so với bình thường, thì số chuột hamster con sinh ra cũng nhiều hơn. Nên bạn hãy chú ý dấu hiệu này để chăm sóc chuột hamster cái tốt nhất nhé.
>>> Xem thêm: Hamster Giao Phối Đồng Huyết Là Gì? Có Lợi Hay Có Hại?
Các đặc điểm sinh nở của chuột hamster
Sau khi biết cách nhận biết hamster giao phối thành công. Bạn cũng đừng quên tìm hiểu về các đặc điểm sinh nở của chuột hamster nhé.
Thời gian mang thai của chuột hamster
Thời gian mang thai của chuột hamster được tính từ lúc chúng giao phối thành công cho đến lúc sinh. Tùy từng loài chuột hamster sẽ có thời gian mang thai khác nhau. Ví dụ như chuột hamster Syrian có thời kỳ mang thai kéo dài 16 ngày. Còn đối với chuột Hamster Winter White và Hamster Trung Quốc thì 18 đến 21 ngày là thời gian mang thai của chúng. Chuột Hamster Robo (Roborovski) thì thời gian mang thai là 23 – 30 ngày. Bên cạnh đó, thời gian mang thai của loài thú cưng này cũng phụ thuộc vào cách chăm sóc và thể trạng của chúng.
Số lượng con được chuột hamster sinh ra
Chuột hamster sinh sản và chăm sóc con khá khéo léo, bạn sẽ không cần phải can thiệp quá nhiều. Chú ý không nên để con đực ở chung với con cái trong thời kỳ chuột cái đang mang thai. Số lượng chuột con được sinh ra phụ thuộc vào thể trạng của hamster mẹ và từng loại. Ví dụ hamster Syrian luôn đẻ 6 -10 con, chuột hamster lùn thì lại chỉ sinh 5-6 con,…
Đặc điểm của các bé chuột hamster mới sinh
Chuột hamster con mới sinh ra hoàn toàn trơ trụi, không có lông. Chúng sống phụ thuộc tất cả vào chuột mẹ, bời vì thể nghe và không nhìn thấy. Bạn lưu ý để chuột hamster mẹ chăm con một cách tự nhiên, không nên tác động vào chúng. Sau khoảng 4 tuần, chuột hamster đã cứng cáp và có thể tách đàn. Khi đó, nếu thể trạng chuột hamster mẹ tốt cũng bắt đầu giao phối và sinh thêm lứa mới.
Hướng dẫn cách chăm sóc chuột hamster trong thời kỳ mang thai
Cách nhận biết hamster giao phối thành công sẽ giúp bạn xem chuột có đang mang thai hay không. Để có cách chăm sóc hamster cái hợp lý nhất.
- Cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho chuột hamster cái, đặc biệt là các thực phẩm giàu Protein.
- Giữ chuồng nuôi luôn sạch sẽ, đảm bảo một môi trường sống tốt nhất cho chuột hamster. Nên vệ sinh chuồng của hamster 2 hoặc 3 ngày trước ngày sinh dự kiến.
- Vì trong thời kỳ mang thai, chuột hamster mẹ khá nhạy cảm nên bạn hãy đặt lồng của chúng ở nơi yên tĩnh.
- Không ôm ấp, cầm nắm chuột, đặc biệt là ở phần bụng.
- Nên lót thêm giấy ăn hoặc mùn cưa để làm ổ đẻ cho hamster mẹ.
Qua bài viết trên bạn đã biết cách nhận biết hamster giao phối thành công rồi đúng không nào. Chắc chắn với những kiến thức chamhamster.net chia sẻ, bạn sẽ giúp hamster có kỳ sinh nở an toàn và cho ra các bé hamster đáng yêu nhất.
Để lại một phản hồi