Tìm hiểu tất cả các thông tin về chuột lang skinny

Các đặc điểm của chuột lang skinny

Bạn đã từng nghe đến tên chuột lang skinny chưa nhỉ? Chúng có ngoại hình rất đặc biệt, cùng các tính cách thú vị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật các thông tin về chuột lang skinny ở trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Các đặc điểm của chuột lang skinny

Chuột lang skinny hay còn biết đến làm một giống lợn guinea không có lông. Tuy nhiên không phải là skinny hói hoàn toàn, mà nó vẫn xuất hiện một chút lông ở trên mặt và chân tay. Chuột lang skinny có thân hình rất mũm mĩm, đáng yêu nên đã trở thành thú cưng của rất nhiều các gia đình.

Các đặc điểm của chuột lang skinny

Nguồn gốc xuất phải của chuột skinny chính là kết quả của một đột biến gen tự phát vào năm 1978. Cho đến năm 1980, chúng đã được lai tạo đặc biệt để cơ thể không có lông. Bên cạnh là vật nuôi, chuột lang skinny cũng là một vật thí nghiệm lý tưởng cho các nghiên cứu da liễu.

Chúng giống như nhiều loại chuột lang khác, skinny có tính xã hội và hướng ngoại cao. Chúng rất thích sống theo bầy đàn và chơi đùa cùng các con khác. Cho nên khi nuôi chuột lang skinny, đôi khi bạn sẽ cảm thấy khá ồn ào. Đặc biệt, chuột lang skinny rất thân thiện, chúng không hề hung dữ và cũng không thích xung đột. Khi nuôi, bạn có thể dễ dàng thuần hóa và làm quen với chúng.

Cách chăm sóc chuột skinny hiệu quả

Để những bé chuột skinny được sống khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, bạn hãy tham khảo một số cách chăm sóc chúng dưới đây.

Cách chăm sóc chuột skinny hiệu quả

Tạo môi trường sống thích hợp cho chuột lang skinny

  • Lồng nuôi: Bạn phải đảm bảo không gian lồng nuôi chuột rộng rãi, để chúng không chỉ có không gian sinh hoạt mà còn thoải mái nô đùa. Vì chuột lang là loài động vật gặm nhấm, nên bạn hãy chọn chất liệu lồng thật chắc chắn, để tránh vị chúng phá. Ngoài ra, cũng thêm sắm thêm các loại đồ chơi để trong lồng cho chuột lang skinny.
  • Bạn nên phủ thêm các lớp dưới đáy lồng như vụn giấy, mùn gỗ. Để chúng có thể đào ổ khi lạnh và chơi đùa trong đó. Nhớ rằng đừng chọn loại có hóa chất, vì chuột lang sẽ rất dễ ăn và gây ra các bệnh nguy hiểm.
  • Cơ thể chuột lang skinny khá nhạy cảm, cho nên bạn phải giữ được nhiệt độ thích hợp cho nơi ở của chúng. Có thể sử dụng thêm lỗ thông hơi, lò sưởi khi cần. Và đặc biệt chú ý, không được để chúng dưới ánh nắng trực tiếp.

Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt chuột lang đực và cái dễ nhất

Các loại thức ăn cho chuột lang skinny

Các loại thực phẩm chủ yếu của chuột lang skinny là cỏ khô, cỏ Timothy cùng với một số loại ít chất xơ khác. Các thức ăn này không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, chất xơ cho skinny. Mà còn hỗ trợ chúng màu răng, vì như chúng ta biết là răng của skinny phát triển liên tục.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên bổ sung thêm các thức ăn dạng viên cho chuột skinny. Và các loại hoa quả, rau chứa nhiều vitamin C như cà chua, ớt chuông, măng tây, cà rốt, súp lơ, kiwi, táo,… Tuy nhiên, đừng cho chúng ăn quá nhiều hoa quả, vì đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh tiểu đường và liên quan đến cân nặng ở chuột skinny.

Vệ sinh lồng và tắm rửa cho skinny

Bạn hãy đảm bảo, chuồng trại của chuột skinny phải luôn được sạch sẽ. Hãy thay các lót nền mỗi ngày, vừa không gây ra mùi hôi khó chịu lại còn tránh được các mầm mống bệnh. Thỉnh thoảng, bạn cũng nên cắt bộ móng cho chúng. Chỉ cắt những phần dài quá và gây hại đến cho skinny.

Không nhất thiết phải tắm cho chuột skinny thường xuyên, vì có thể làm nó bị khô da. Khi tắm, bạn nên sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, không hóa chất để làn da của skinny khỏe đẹp hơn.

Sinh sản ở chuột lang skinny

Khi chuột lang skinny sinh nở thường dễ bị tai biến. Nhất là những bé chuột mang thai lần đầu, thường sẽ rất nhạy cảm và yếu ớt. Theo ước tính của các chuyên gia, 20% số chuột cái sẽ không thể sống sót được qua thời kỳ sinh nở. Do đó, giai đoạn các bé chuột lang skinny mang thai và sinh con. Đòi hỏi bạn phải có sự quan tâm sát sao, đặc biệt dành cho chúng.

Khi chuột cái đang mang thai, bạn tuyệt đối để chúng sống tách ra với các con đực. Vì để tránh các trường hợp, chúng lại tiếp tục giao phối. Tạo ra một thai kỳ khác trong vòng vài giờ sau khi sinh nở. Điều này cực kỳ gây hại đến sức khỏe của chuột skinny.

Một số loại bệnh mà chuột skinny dễ mắc phải

  • Cảm lạnh: Vì cơ thể của chuột skinny khá nhạy cảm với nhiệt độ, nên nếu ở nhiệt độ quá thấp sẽ dẫn đến bị cảm lạnh. Nhưng sau khi về môi trường mới, chúng cũng sẽ biết cách thích nghi phù hợp với nhiệt độ tốt hơn.
  • Các bệnh liên quan đến da: Vì toàn bộ cơ thể của chuột lang skinny khá ít lông. Nên da chúng sẽ rất dễ bị trầy xước. Bên cạnh đó, chuột cũng có thể bị nấm ngoài da, ký sinh trùng. Khi gặp các vấn đề này bạn phải tìm cách chữa trị kịp thời cho chúng, cách tốt nhất là liên hệ bác sĩ thú y để hỗ trợ.
  • Ngoài ta, trên cơ thể của chuột skinny còn dễ xuất hiện các khối u. Khi đó, bạn hãy đưa chúng đi thăm khám để biết đó là loại u gì, tìm cách giải quyết phù hợp.
mot-so-loai-benh-ma-chuot-skinny-de-mac-phai

Có nên nuôi chuột lang skinny không nhỉ?

Nếu bạn yêu thích một loài thú cưng có thân hình mũm mĩm, đáng yêu. Cùng với tính cách hài hước, thân thiện thì chuột lang skinny chính là một gợi ý tuyệt vời. Tuy nhiên, để nuôi được chúng, bạn phải thật sự yêu thích, tìm hiểu các kiến thức chăm sóc. Để các bé chuột skinny được lớn lên khỏe mạnh và xinh xắn nhất.

Trên đây là những chia sẻ của https://chamhamster.net/ về loại chuột lang skinny. Hơn nữa, cũng đã cung cấp cho bạn các kiến thức liên quan đến chăm sóc chuột skinny. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về loại thú cưng skinny này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nha.

Đánh giá post
logo_chamhamster
Thanh Ba

Xin chào các bạn mình là Thanh Ba đang là tác giả tại chamhamster.net kênh chia sẻ kinh nghiệm về chuột hamster, chuột lang, chuột bạch dành cho những người có đam mê, cập nhật thông tin đầy đủ chi tiết và nhanh nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*